5 BÀI TẬP YOGA CHO NGƯỜI BỊ GAI CỘT SỐNG LƯNG VÀ CỔ

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống là một trong những bệnh thoái hóa khớp phổ biến ở người già. Bệnh gai cột sống có tên tiếng anh là Spondylosis.

Gai cột sống là bệnh mà trong đó sự xuất hiện của các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống.

Gai cột sống là gì?
Gai cột sống là gì?

Các phần gai xương này chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và gây ra các cơn đau nhức ở mức độ khác nhau [1]

Gai cột sống rất khó chịu, nó làm cho người bệnh có cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc đau cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, đau lan xuống cánh tay , tê chân tay.

Bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống

Nguyên nhân và triệu chứng của gai cột sống

Nguyên nhân xảy ra bệnh gai cột sống

Gai cột sống là một hiện tượng lão hóa do đó nguyên nhân đầu tiên được nhắc đến là tuổi tác.

Khi lớn tuổi, xương và dây chằng trong cột sống bị mòn dẫn đến viêm xương khớp.

Hơn 80% những người trên 40 tuổi có dấu hiệu về bệnh gai cột sống trên các phim X-quang.

Di truyền cũng là một nguyên nhân dẫn tới gai cột sống. Nếu nhiều người trong gia đình mắc bệnh thoái hóa cột sống (do cấu trúc xương yếu) thì nó cũng có khả năng di truyền nhiều hơn ở thế hệ sau.

Chấn thương cột sống cũng là một yếu tố có nguy cơ cao. Những người phải làm việc lao động vất vả hay dân văn phòng là những người rất dễ mắc bệnh về thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,  đau lưng…

nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống
nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống

Một số triệu chứng thường gặp của người bị gai cột sống

Bình thường người bệnh sẽ khó nhận biết về bệnh gai cột sống.

Trên thực tế thì 27 – 37 % người không có triệu chứng cụ thể. Ở một số người bệnh gai cột sống gây ra đau lưng và đau cổ do chèn ép dây thần kinh [2]

  • Đau ở vùng thắt lưng, ở cổ khi đứng lên hoặc di chuyển. Khi vận động mạnh thì cơn đau tăng lên
  • Cơ ở bắp tay và chân có thể yếu đi
  • Mất cảm giác ở phần cột sống bị ảnh hưởng
  • Cơ thể mất căn bằng
Triệu chứng và dấu hiệu của người bị gai cột sống
Triệu chứng và dấu hiệu của người bị gai cột sống

Bài tập yoga cho người bị gai cột sống

Có rất nhiều bài tập yoga cho người bị gai cột sống, nếu người bệnh kiên trì và tập đúng cách thì sẽ nhận được những lợi ích to lớn từ yoga mang lại.

Lợi ích của việc tập yoga cho người bị gai cột sống

Đây là phương pháp hàng đầu để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị các bệnh liên quan thoái hóa khớp.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ nên người bệnh vẫn phải dùng thuốc và chọn cho mình chế độ ăn uống lành mạnh theo hướng dẫn bác sĩ.

Bài tập yoga cho người bị gai cột sống mang lại lợi ích rất tốt

  • Các tư thế tập nhẹ nhàng giúp cho các khớp xương được kéo giãn, làm căng cột sống .
  • Khi thực hành đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm đau nhức và các đốt sống trở lại đúng vị trí
  • Ngoài ra tập yoga còn giúp giảm áp lực, trọng lượng cơ thể lên cột sống
  • Hơn thế nữa, yoga có là liệu pháp chữa bệnh tinh thần hiệu quả: giảm stress, giảm lo âu và lưu thông khí huyết.
Lợi ích của việc tập yoga cho người bị gai cột sống

5 tư thế yoga dễ thực hành cho người bị gai cột sống

Việc chọn tư thế là rất quan trọng, nếu bạn mới bắt đầu tập yoga hãy chọn cho mình tư thế mà bạn cảm thấy dễ luyện tập và thoải mái nhất.

Dưới đây là các tư thế và bài tập yoga cho người bị gai cột sống được các chuyên gia khuyến khích:

1. Tư thế con mèo (Cat Pose) 

Tư thế con mèo - bài tập yoga cho người bị gai cột sống
Tư thế con mèo – bài tập yoga cho người bị gai cột sống

Tư thế con mèo là sự kết hợp nhẹ nhàng giữa uốn lưng và thả lỏng cơ thể giúp tăng cường dẻo dai và độ linh hoạt cho cơ lưng.

Đồng thời tư thế Yoga này giúp kéo giãn, giúp cột sống không bị cứng và chắc khỏe hơn

Cat Pose còn cung cấp Oxy cho toàn cơ thể bạn, điều này giúp việc lưu thông máu hiệu quả.

Việc uốn cong lưng ở tư thế con mèo cũng giúp cơ bụng của bạn săn chắc hơn. Từ đó kích thích đĩa đệm và liên kết, sắp xếp toàn bộ cột sống.

Các bước thực hiện: 

Bước 1: Quỳ trên sàn nhà, chống hai tay và đầu gối xuống sàn sao cho bàn tay, đầu gối và chân mở rộng và trên một đường thẳng.

Bước 2: Đặt hai cánh tay đặt vuông góc với sàn. Hai tay mở rộng bằng vai, đầu gối mở rộng như chiều rộng của hông. Duỗi thẳng hai bàn chân.

Bước 3: Nhìn hướng về phía trước.

Bước 4: Hít vào. Hóp bụng. Đưa cằm bạn về phía ngực tư thế cúi đầu hướng về rốn, cằm cố gắng chạm ngực. Uốn cong lưng hướng lên trên sàn hết mức có thể. Lưu ý siết hông.

Bước 5: Hít thở sâu và chậm. Giữ tư thế trong vài nhịp thở.

Bước 6: Từ từ thở ra chậm. Trở lại tư thế ban đầu.

Bước 7: Thực hành tư thế 5-6 lần. [1]