Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân và biểu hiện

Vôi hóa cột sống có thể gây bại liệt suốt đời. Đáng lưu ý hơn là đối tượng mắc bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có thể tập trung vào giảm nhẹ các triệu chứng (điều trị bảo tồn), khó điều trị tận gốc bệnh.

Vôi hóa đốt sống đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa.
Vôi hóa đốt sống đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa.

Vôi hóa cột sống là gì?

Cấu tạo của cột sống gồm: phần thân, cung và lỗ đốt sống. Trong đó, cung đốt sống quây quanh lỗ đốt sống. Giữa hai cuống cung đốt sống tạo thành lỗ gian đốt sống. Nơi đây có các dây thần kinh và mạch máu đi qua. Bao quanh các đốt sống là hệ thống các dây chằng.

Vôi hóa cột sống là tình trạng các dây chằng bám vào thân đốt sống. Chúng thường bám vào các mấu gai và mấu ngang của đốt sống. Điều này khiến hoạt động của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các dây thần kinh và mạch máu sẽ bị chèn ép gây đau nhức.

Cột sống con người có từ 33 – 35 đốt sống. Về mặt lý thuyết thì tình trạng cột sống bị vôi hóa có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào. Tuy nhiên, 7 đốt sống cổ và 5 đốt sống thắt lưng là những vị trí dễ bị vôi hóa nhất. Nguyên nhân là do hai nơi này chịu phần lớn áp lực từ trọng lượng của cơ thể và các sinh hoạt hằng ngày.

Đốt sống cổ và thắt lưng là  hai vị trí dễ bị vôi hóa nhất.
Đốt sống cổ và thắt lưng là hai vị trí dễ bị vôi hóa nhất.

Biểu hiện của tình trạng cột sống bị vôi hóa

Khi bị vôi hóa đốt sống, người bệnh sẽ đối mặt với các cơn đau nhức thường xuyên hoặc mang tính chu kỳ. Vị trí đau không chỉ ở đốt sống bị vôi hóa mà còn lan ra các bộ phận khác thêo đường đi của dây thần kinh.

Ví dụ như khi bị vôi hóa đốt sống cổ, cơn đau thường lan từ cổ ra hai bả vai rồi xuống hai tay. Trong khi vôi hóa đốt sống thắt lưng thì cơn đau theo dây thần kinh tọa xuống đùi, đầu gối, thậm chí đến từng ngóng chân.

Ngoài tình trạng đau nhức, vôi hóa đốt sống còn gây tê bì tay chân. Nguyên nhân là do tủy sống bị chèn ép. Nếu xuất hiện dấu hiệu này thì cũng có nghĩa là bệnh đã chuyển nặng. Ngoài ra trường hợp bệnh nặng còn có thể dẫn đến tình trạng đại tiện hoặc tiểu tiện mất kiểm soát.

Bên cạnh hai biểu hiện thường gặp, tình trạng cột sống bị vôi hóa trong một số trường hợp còn xuất hiện các triệu chứng như: chóng mặt, tai bị ù hoặc suy giảm trí nhớ… Hoặc người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác tùy vào đặc thù cơ địa của mình.

Về bản chất, cột sống bị vôi hóa không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Bệnh dễ chuyển sang dạng mạn tính với tình trạng đau nhức kéo dài nhiều năm. Ngoài ra, những trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng gây teo cơ. Thậm chí, bệnh có thể gây bại liệt.

Các cơn đau nhức đốt sống khi bị vôi hóa xuất hiện nhiều khi trời lạnh hoặc vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Các cơn đau nhức đốt sống khi bị vôi hóa xuất hiện nhiều khi trời lạnh hoặc vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Các kỹ thuật chẩn đoán vôi hóa cột sống

Để xác định một trường hợp nào đó có đang mắc bệnh vôi hóa đốt sống hay không, ngoài dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng. Cụ thể, các kỹ thuật này gồm:

  • Chụp X – quang;
  • Chụp vi tính cắt lớp (CT);
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, người bệnh có thể cần phải xét nghiệm máu và thêm một số kỹ thuật khác. Nhất là trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc nghi ngờ còn có nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng bất thường hiện tại.

Người bệnh cần thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để biết chính xác có bị vôi hóa đốt sống hay không.
Người bệnh cần thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để biết chính xác có bị vôi hóa đốt sống hay không.